Các chuyên gia luôn luôn nghiên cứu để xem chất này sẽ gây ra trạng thái gì và họ muốn đem lại cho mọi người kiến thức đúng để có thể ra được quyết định tốt nhất. Vấn dề retinol không có hiêu quả khi sử dụng chung với tẩy da chết AHA hay BHA là một sự hiểu lầm giữa việc các thành phần chăm sóc da có tác dụng cùng nhau và làm cách nào hiệu quả của các thành phần này ảnh hưởng tới cấu trúc da. Hầu hết các thông tin này không được biết đến nhiều trừ phi bạn làm việc cho một công ty mỹ phẩm hay bạn có tiếp xúc với các phương trình và thành phần hóa học.
Sự hoang mang xoay quanh việc sử dụng retinol với AHA hay BHA bùng nổ từ việc người ta quan tâm đến chất acid có trong sản phẩm tẩy da chết sẽ làm gián đoạn tác dụng chống lão hóa kì diệu của retinol. Một thông tin sai lệch khác đó là do AHA hay BHA ảnh hưởng đến độ pH của da, cả hai đều làm cho da không dung nạp tác dụng của retinol. Dĩ nhiên, hầu hết các tin đồn về chăm sóc da nếu bạn nghe thấy hay đọc được quá nhiều thì bạn sẽ mặc định nó là thật. Điều này giải thích tại sao các chuyên gia luôn được đặt những câu hỏi tương tự với tần suất báo động. Trước khi các chuyên gia xóa tan sự hoang mang về vấn đề này thì họ muốn nói đến một sự thật:
Không có bất kì nghiên cứu ở nơi nào chứng minh hay kết luận rằng sản phẩm tẩy da chết AHA hay BHA làm giảm hoạt tính của mỹ phẩm retinol. Thông tin ngược lại là kết quả của sự ngộ nhận cá nhân của người viết và không có minh chứng nào cụ thể được đưa ra. Mỗi khi các chuyên gia nhìn thấy những lời khuyên về việc không nên sử dụng retinol cùng với sản phẩm tẩy da chết AHA hay BHA, thì các bình luận bên dưới không bao giờ được ủng hộ bởi vì các cuộc nghiên cứu đã chứng minh không tương thích với thông tin đó. Do đó, như đã nêu trên, không có bất kì nghiên cứu nào xác nhận mẹo vặt này là đúng.
Điểm mấu chốt của sự hoang mang này là nỗi sợ của người sử dụng. Nếu độ pH của da thấp hơn ngưỡng 5.5-6.0 thì enzyme trong da sẽ thiếu khả năng chuyển hóa retinol thành retinoic acid (là dạng được sử dụng trong retinol kê đơn, ví dụ Retin-A). Điều này cho thấy các thành phần có chứa acid sẽ làm nguy hại đến độ pH của da.
Vì các tin đồn các tương tự về chăm sóc da nổi lên, nó bắt nguồn từ việc hiểu lầm các cuộc nghiên cứu. Chỉ có một nghiên cứu (từ năm 1990) có nhắc đến vấn đề ngưỡng pH và enzyme trên da. Nhưng nghiên cứu này được thực hiện trên sự hòa trộn protein giữa người và động vật. Và mối quan hệ giữa pH chỉ được nêu lên khi một sản phẩm phụ giàu acid béo được thêm vào hỗn hợp này. Nghiên cứu còn chỉ rõ: “không có [ngưỡng pH] tối ưu rõ ràng được tìm thấy khi khảo nghiệm được thực hiện khi không có [sản phẩm phụ giàu chất béo]”. Cuối cùng nghiên cứu đơn lẻ này chỉ được dùng cho mục đính so sánh da động vật và da người chuyển hóa retinol ra sao. Nghiên cứu này không có ý định chứng minh thoa sản phẩm retinol có thực sự hiệu quả khi sử dụng hằng ngày hay không. Nghiên cứu cũng không có ý định để bạn dựa vào đó để ra quyết định chăm sóc da từ kết luận của nó.
Các chuyên gia cho biết nghiên cứu này được thực hiện từ lúc nào ở trên và hiện tại nó đã lỗi thời. Do đó các nhà nghiên cứu chỉ xác định một phương pháp làm thế nào làn da sử dụng được retinol. Các chuyên gia cho biết hiện tại có nhiều con đường để retinol chuyển hóa thành retinoic acid. Chỉ sau cuộc nghiên cứu năm 1990 vài năm, các nhà khoa học đã xác định được một loại enzyme khác trên da chiếm ưu thế hơn trong việc chuyển đổi retinol (nghiên cứu năm 1996 về chuyển đổi retinoic acid). Từ đó, không có một nghiên cứu nào tái tạo giới hạn độ pH như nghiên cứu năm 1990. Nghiên cứu này thường ám chỉ việc ủng hộ các phỏng đoán rằng retinol không thể sử dụng cùng với AHA, BHA hay vitamin C.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét